Thầy

1. Một người thầy chân chính là người thầy mong cho học trò giỏi hơn mình. Vì có như thế thì trò mới mang được đạo của thầy đi xa hơn được.

2. Một người thầy chân chính là người lôi kiến thức trong bụng học trò ra, chứ không nhồi kiến thức của mình vào đầu học trò. Vì lôi ra thì đậu, mà nhồi vào thì tán.

3. Một người thầy chân chính là người biết dạy cho học trò cách để chiến thắng bản thân. Vì chỉ khi học trò chiến thắng bản thân thì mới có thể chiến thắng những trở nghịch của cuộc đời mà giúp mình, giúp đời được.

4. Một người thầy chân chính là người vì học trò mà luôn tự sửa mình. Vì phải luôn sửa mình thì mới đủ minh, đủ thông, đủ tuệ để làm gương cho trò soi vào mà tiếp bước.

5. Một người thầy chân chính là người thầy không đợi trò tìm đến bái sư, mà đi tìm học trò đủ duyên để truyền thừa đạo của mình. Vì chỉ khi bỏ qua những lề thói câu nệ cổ hủ đó, thì mới mong tìm được học trò chân truyền mà gửi đạo của mình.

6. Một người thầy chân chính là người thấu hiều những tâm tư tình cảm của trò, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống của trò, để hướng cho trò vượt qua một cách nhanh nhất.

7. Một người thầy chân chính là người biết khen, chê đúng lúc. Giáo thì nghiêm, mà dạy thì hòa. Vì như thế thì học trò sẽ học được được điều hay lẽ quý, mà khi gặp lỗi lầm mới đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi.

8. Một người thầy chân chính là người đóng vai trò như cha, như bạn của học trò. Như cha để yêu thương, như bạn để sẻ chia tâm sự.

9. Một người thầy chân chính là người không cần người đời phải biết mình dạy gì cho trò, chỉ cần biết trò làm được gì cho đời.

10. Một người thầy chân chính là người lấy lẽ khiêm hạ đễ đãi thế nhân, nhưng lại đem lẽ cương nhu để lập nghiêm nơi giáo thất. Vì với đời thì khiêm hạ để học thêm, nơi giáo thất lấy cương nhu để tài bồi cho đức hạnh của học trò.

-Chu Giang Phong-

One thought on “Thầy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *