Con người vốn là một dạng tham lam. Lúc họ nghèo khổ, họ sẽ chỉ mong muốn có đủ cơm để ăn, đủ quần áo để mặc. Khi họ đã có được những điều đó, họ lại muốn cơm phải thật ngon – áo phải thật đẹp. Khi họ có hơn nữa họ muốn ăn những thứ không mấy ai ăn được – mặc những bộ đồ hiệu mà người khác không ai có thể có được. Như thế họ cứ muốn có những thứ tốt hơn nữa, bởi đó đơn giản là nhu cầu dường như rất theo thói quen của bản thân và xã hội! Và đôi khi họ mưu cầu cao hơn không phải vì bản thân mà chỉ để cho bằng hoặc hơn những người khác!
Đối với người có quá nhiều điều kiện thì đó là một nhu cầu hết sức bình thường! Vì họ có điều kiện mà. Tuy nhiên. Với những không có điều kiện mấy. Thì đó là một sự khổ!
Thay vì sử dụng những thứ mình có một cách tốt nhất – triệt để nhất – hiệu quả nhất thì họ lại chạy theo một cái ham muốn gọi là cái kia tốt hơn cái của mình – thứ kia đẹp hơn là xài sướng hơn. Ai cũng dùng cái đó mà mình lại dùng cái này. Giá như có cái như họ thì đã biết mấy!… Cứ thế, những điều họ muốn ngày càng nhiều hơn và để đạt được chúng đòi hỏi họ phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian hơn… lao tâm khổ tứ nhiều hơn để thoả mãn nhu cầu bản thân và những người xung quanh nhiều hơn nữa…
Cứ thế và cứ thế…
Dừng lại một chút. Ngẫm nghĩ một chút. Chúng ta thấy rằng cái cảm giác ăn một món ngon nào đó của người ăn mày hay đại gia nó sẽ giống nhau. Tuy giá trị 2 món ăn khác nhau. Cái cảm giác mua được một món đồ nào đó của người cần mua để sử dụng hay người đi sưu tập hàng quý hiếm cũng sẽ giống nhau. Tuy giá trị khác nhau rất xa. Vì thước đo cho sự hạnh phúc đó là cái cảm giác của bản thân. Cho nên sự hạnh phúc của tất cả chúng ta có thể nói là giống nhau. Hoặc ai hạnh phúc hơn ai cũng chưa thể biết được!
Hiểu được cảm giác của bản thân để không phải khổ vì nhu cầu thói quen của xã hội!
#laotroc