Có một thời, ta ngỡ hiểu nhiều, nhưng thật ra mới chỉ lướt qua làn sóng của tri thức.
Rồi AI đến – không phải để thay thế con người, mà để nhắc rằng: học hỏi là hành trình bất tận.
Chúng ta đang sống trong một thời đại nơi con chữ không chỉ chảy ra từ bút người, mà còn từ những dòng mã vô hình. Trí tuệ nhân tạo có thể viết, có thể phân tích, có thể dự đoán – nhưng nó không có ký ức, không có lòng biết ơn, không có tuổi thơ gắn với tiếng ve mùa hạ hay một ánh mắt mẹ nhìn theo chiều ngược nắng. Hay như biết rung cảm thực sự trước một bức chữ chạm được vào lòng.
Vậy thì con người học gì từ AI?
Ta học lại sự tò mò, tính kiên trì, và cả tinh thần học suốt đời.
Ta học cách dùng công nghệ mà không đánh mất nhân tâm.
Và trên hết, ta học cách để cái máy thật giỏi – mà cái người vẫn giữ được bản thể của mình, chân thật.
Bài viết sau đây là một lời rủ rê lặng lẽ – mời bạn đọc cùng bước chậm giữa những đổi thay, để không chỉ theo kịp thời đại, mà còn giữ được mình trong làn sóng đổi thay ấy
Tôi không thần thánh hóa nó, cũng không chống đối.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản:
Muốn sống cùng thời đại thì phải biết làm bạn với nó.
Chê bai thì dễ, hiểu mình đang thiếu gì mới khó.
Chỉ trích AI mà quên mình cũng có lúc “phản ứng như máy” – thì cũng là chưa tỉnh.
Con người có tâm, máy có logic.
Nếu biết học cái nhanh – chính xác của máy,
mà vẫn giữ được cái sâu – cái mềm – cái biết đau lòng của con người,
thì… không chừng AI lại giúp mình hiểu mình hơn.
-Lão Trọc